Card rời là gì, tìm hiểu card màn hình rời cho laptop
Card là thành phần luôn được những người dùng chuyên về đồ họa hay các game thủ quan tâm nhiều nhất khi tìm hiểu về một chiếc máy laptop nào đó để phục vụ cho nhu cầu sử dụng máy hàng ngày của họ.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về card đồ họa rời là gì? Bài viết này Surface Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất về card đồ họa rời laptop!
1/ Các đồ họa rời là gì?
Card đồ họa rời còn được gọi là Card màn hình hay Card đồ họa, là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của mỗi chiếc máy tính. Có thể hiểu một cách đơn giản, chiếc card này có vai trò xử lý hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. Một chiếc card đồ họa thông thường sẽ có 2 phần chính là GPU - còn gọi là bộ xử lý đồ họa và video Memory hay còn được gọi là bộ nhớ đồ họa. Gồm có 2 loại card màn hình cơ bản đó là card onboard và card rời.
Card rời là loại card có khả năng tách rời phần GPU và Video Memory, đạy là loại card thích hợp cho những ai có nhu cầu chơi game hay chạy các ứng dụng nặng liên quan đến hình ảnh và và đồ họa.
Những loại card đồ họa rời trên thị trường hiện nay được sản xuất bởi 2 ông lớn công nghệ ở Mỹ là AMD và NVIDIA, đã được tích hợp hầu hết trên các dòng laptop. Nhà sản xuất AMD dùng tên gọi VPU (Video Process Unit) cho chip xử lý trên card đồ họa, riêng NVIDIA sẽ dùng tên gọi là GPU (Graphic Processing Unit). Các sản phẩm này thường được phân phối bởi MSI, Gigabyte, Asus,... sau đó đến tay người tiêu dùng.
Tên gọi của card rời giúp người dùng biết được thế hệ cũ hay mới, dòng card chuyên cho game hay làm đồ họa.
Một số dòng máy cao cấp được trang bị card rời có thể kế đến như Surface Book, Surface Book 2, Surface Studio, Surface Laptop Studio, Surface Duo,.... Đây là những dòng máy Surface cao cấp đang được bán tại Surface Việt. Nếu có nhu cầu mua một trong các sản phẩm trên bạn vui lòng liên hệ với Surface Việt hoặc truy cập website https://Surfaceviet.vn để tham khảo mọi chi tiết về tất cả các sản phẩm Surface chính hãng tại đây.
2/ Những ai nên mua máy tính, laptop có card đồ họa
Theo phân tích ở trên, hẳn bạn đã biết card đồ họa rời là thiết bị chuyên dùng để xử lý hình ảnh, video. Nếu bạn sử dụng máy tính PC, laptop để thiết kế đồ họa, xử lý hình ảnh các hình ảnh 3D, video hoặc chơi các tựa game có đồ họa thì việc sắm cho mình một chiếc máy tính để bàn hoặc laptop có card đồ họa rời là điều rất cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng máy để xử lý các ứng dụng cơ bản, thiết kế, xử lý các hình ảnh 2D như Photoshop, AI, xem phim hay lướt web đơn giản thì không cần thiết phải quan tâm đến card đồ họa. Thay vào đó, bạn chỉ nên tập trung vào dung lượng RAM lớn, tối thiểu là 8GB để có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Bởi những thiết bị có card đồ họa thường có mức giá khá là cao.
3/ Ưu và nhược điểm của các dòng laptop có card rời
Ưu điểm của laptop card rời
Card đồ họa rời có hiệu năng xử lý hình ảnh và đồ họa rất tốt với tốc độ đến kinh ngạc, hạn chế tối đa hiện tượng giật lag hay vỡ hình, từ đố giúp người dùng dễ dàng tùy biến đồ họa theo ý muốn.
Card rời thường không chiếm dung lượng RAM, giúp máy có nhiều khoảng trống hơn để chạy đa nhiệm, tăng tốc về độ vận hành cho máy. Card rời còn có khả năng xử lý các ứng dụng nặng, giúp hỗ trợ máy chơi mượt mà với các game cấu hình cao.
Card màn hình rời thường được liên kết với mainboard thông qua bus giao tiếp tại các khe cắm mở rộng như PIC, PIC Express hay AGP. Hiện tại, có 2 hãng công nghệ nổi tiếng đến từ Mỹ là Nvidia và AMD là các nhà sản xuất lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất.
Nhược điểm của laptop card rời
Card rời của máy tính là một linh kiện chạy riêng biệt, khi hoạt động bộ phận này thường tốn nhiều điện năng hơn, tỏa ra một lượng nhiệt lớn làm nóng máy. Ngoài ra, chiếc card này còn cần năng lượng để hoạt động và đương nhiên nguồn năng lượng đó được lấy từ nguồn điện của laptop, dẫn đến tình trạng laptop mau hết pin hơn loại card khác.
Bên cạnh đó, chi phí cho một chiếc laptop card rời sẽ khá cao, cộng thêm khối lượng máy thường khá nặng (thường có trọng lượng khoảng 2kg) bởi nhà sản xuất thường phải cải tiến hệ thống tản nhiệt công suất lớn hơn để giảm thiểu tình trạng nóng máy.
4/ Cách phân biệt laptop chạy card rời hay card onboard
Trước tiên, bạn có thể xem qua tên card tại bảng thông số kỹ thuật của máy, hiện nay các card onboard thông dụng thường là Intel, NVIDIA, ATI. Card rời thường sẽ có thông số cụ thể và chi tiết hơn, nếu như tháo máy ra bạn dễ dàng quan sát được card rời sẽ có khe cắm riêng, còn card onboard sẽ được tích hợp liền vào chip.
5/ Kết bài
Bài viết đã phân tích khá rõ về khái niệm của card đồ họa rời, card màn hình rời cho laptop là những gì mà người dùng chuyên về thiết kế, đồ họa, xử lý các hình ảnh, video cần. Hy vọng bài viết đã bổ sung những kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc.
Nhận xét
Đăng nhận xét